Các loại hợp đồng bắt buộc công chứng

Các hợp đồng bắt buộc phải công chứng năm 2015

 

Công chứng giúp hợp đồng tăng giá trị thi thành đối với các bên tham gia hợp đồng. Cùng luật sư phân tích các quy định pháp lý về công chứng giao dịch bằng hợp đồng năm 2015.

Các loại hợp đồng nào bắt buộc phải công chứng? Hợp đồng nào nên công chứng dù không bắt buộc? Lợi ích từ việc công chứng hợp đồng là như thế nào?

Theo quy định hiện hành của pháp luật, thì những hợp đồng dưới đây bắt buộc phải được cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực:

1.  Hợp đồng mua bán nhà ở, trừ trường hợp bên bán nhà ở là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở (theo quy định tại Điều 450 của Bộ luật Dân sự năm 2005 và điểm b, khoản 3, Điều 93 của Luật Nhà ở năm 2005);

2. Hợp đồng tặng cho nhà ở hoặc bất động sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, trừ bên tặng cho nhà ở là tổ chức (theo quy định tại khoản 1, Điều 467 của Bộ luật Dân sự năm 2005; điểm d, khoản 3, Điều 93 của Luật Nhà ở năm 2005);

3.  Hợp đồng thuê nhà ở từ 6 tháng trở lên, trừ trường hợp thuê nhà công vụ, thuê mua nhà ở xã hội và bên cho thuê nhà ở là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở (theo quy định tại Điều 492 của Bộ luật Dân sự năm 2005; điểm b và c, khoản 3, Điều 93 của Luật Nhà ở năm 2005; khoản 4, Điều 62, Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06-9-2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở);

4. Hợp đồng đổi, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà ở; theo quy định tại khoản 3, Điều 93 của Luật Nhà ở năm 2005;

5. Hợp đồng thế chấp nhà ở (theo quy định tại khoản 3, Điều 93 của Luật Nhà ở năm 2005)

6. Hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất (theo quy định tại khoản 1, Điều 689 của Bộ luật Dân sự năm 2005; điểm b, khoản 1, Điều 126; điểm b, khoản 1, Điều 127 của Luật Đất đai năm 2003.);

7. Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất (theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 128 của Luật Đất đai năm 2003);

8. Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất (theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 129 của Luật Đất đai năm 2003);

9.  Hợp đồng thế chấp (bảo lãnh) bằng quyền sử dụng đất (theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 130 của Luật Đất đai năm 2003);

10. Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất (theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 131 của Luật Đất đai năm 2003);

11. Việc sửa đổi các hợp đồng đã được công chứng, chứng thực (theo quy định tại khoản 2, Điều 423 của Bộ luật Dân sự năm 2005).

Ngoài 10 loại hợp đồng này những loại hợp đồng pháp luật khuyến cáo nên thực hiện việc công chứng để đảm bảo không gặp vướng mắc khi thực hiện xác lập quyền sở hữu và các vướng mắc khác về xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể

- Hợp đồng ủy quyền sử dụng xe ô tô cần công chứng để đảm bảo khi lưu hành xe ô tô các bạn không bị xử phạt lỗi xe không chính chủ.

- Hợp đồng chuyển nhượng vốn khi thực hiện thủ tục mua bán doanh nghiệp để đảm bảo sự sai lệch về hồ sơ thực tế và hồ sơ gửi lên phòng đăng ký kinh doanh không làm vô hiệu hợp đồng loại này.

- Hợp đồng ủy quyền cá nhân: Ủy quyền nhận dấu công ty, ủy quyền đổi bằng lái xe ô tô, ủy quyền xin cấp lý lịch tư pháp,... giúp các bạn khi thực hiện các thủ tục này cơ quan quản lý nhà nước không có lý do gây khó khăn cho bạn.

 

BẤT ĐỘNG SẢN VBCLAND - TRAO GIÁ TRỊ - TRỌN NIỀM TIN

Nhận thông tin dự án
 

Hồ sơ gồm: Bảng tính dòng tiền đầu tư, Bảng giá [New], Chính sách bán hàng [New], Hồ sơ thiết kế, Hợp đồng mua bán,... Tất cả trong 1 lần tải.

Họ và tên *
Số điện thoại *
+
0847708866