Quy hoạch Nam Sài Gòn

Cầu Bình Khánh đang trong quá trình xây dựng, nối Nhà Bè và Cần Giờ. Ảnh: TTO.
Cầu Bình Khánh đang trong quá trình xây dựng, nối Nhà Bè và Cần Giờ. Ảnh: TTO.

Trong thời gian sắp tới với nhiều dự án hạ tầng lớn nhỏ đã được thành phố duyệt Quy hoạch sẽ triển khai xây dựng tại Nam Sài Gòn. Nơi này được kỳ vọng sẽ vực dậy phát triển mạnh mẽ lấy lại vị thế vốn có của mình những năm trước. Mà những năm qua thị trường chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của khu Đông.

Với các dự án hạ tầng được triển khai trong năm mới, bất động sản Nam Sài Gòn được kỳ vọng sẽ trỗi dậy trong năm mới.

Với các dự án hạ tầng được triển khai trong năm mới, bất động sản Nam Sài Gòn được kỳ vọng sẽ trỗi dậy trong năm mới. Ảnh: CAFEF.

Năm mới nhiều tin vui mới về Quy hoạch khu Nam Sài Gòn

Nhiều dự án hạ tầng sẽ triển khai xây dựng tại Nam Sài Gòn Trong năm 2018, Điều này được kỳ vọng sẽ thu hút thị trường bao gồm các chủ đầu tư và khách hàng. Dưới đây là các công trình hạ tầng, giao thông đáng chú ý.

Mở rộng đường Huỳnh Tấn Phát lên 30m trong thời gian tới.

Mở rộng đường Huỳnh Tấn Phát lên 30m trong thời gian tới.

Theo thông tin từ Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, đầu năm 2018 sẽ tiến hành mở rộng đường Huỳnh Tấn Phát lên 30m kết nối với trục đường chính Nguyễn Văn Linh, quận 7. Ngoài ra trong quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông của thành phố đến năm 2020 sẽ mở rộng 2 tuyến đường chính nữa là Nguyễn Hữu Thọ, Lê Văn Lương.

Nút giao thông hầm chui và cầu vượt tại ngã tư Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ cũng sẽ được khởi công trong năm 2018. Trong đó giai đoạn 1 vào đầu 2017 gồm một vòng xoay 60m với hai hầm chui và các nhánh trên đường Nguyễn Văn Linh. Giai đoạn hai của dự án này sẽ hoàn thiện nút giao và làm thêm 2 cầu vượt, mở thêm hai hầm chui, mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ.

Nút giao thông khu vực đường Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ được kỳ vọng sẽ giảm áp lực kẹt xe cho khu vực này.

Nút giao thông khu vực đường Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ được kỳ vọng sẽ giảm áp lực kẹt xe cho khu vực này.

Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất phương án thực hiện dự án Cảng Sài Gòn – Hiệp Phước – giai đoạn 2 để có thể tiến hành di dời khu cảng Nhà Rồng – Khánh Hội về cảng Hiệp Phước, Nhà Bè. Bảo đảm thời gian bàn giao mặt bằng trước ngày 31/12/2018.

Khu vực cảng Tân Thuận tại quận 7 cũng sẽ được di dời về khu vực cảng Hiệp Phước, Nhà Bè, chi phí dời cảng vào khoảng 3500 tỷ đồng.

Ngoài ra, dự án cầu Thủ Thiêm 4 có tổng mức đầu tư khoảng 5250 tỉ đồng kết nối đôi bờ: trung tâm Thủ Thiêm quận 2 và Tân Thuận quận 7 dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2019. Dự án cầu Thủ Thiêm 4 dự kiến sẽ do liên danh gồm: Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hạ tầng 620, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng 168 và Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) phối hợp thực hiện.

Dự kiến cầu Rạch Đỉa (xã Phước Kiển, Nhà Bè) và cầu Long Kiểng (nối Phước Kiển – Nhơn Đức, Nhà Bè) trên đường Lê Văn Lương cũng sẽ được khởi công vào tháng 6/2018. Đường Lê Văn Lương theo quy hoạch có lộ giới là 40m.

Dự án tuyến Metro số 4 là một trong các công trình trọng điểm của thành phố có mức đầu tư khoảng 97000 tỷ đồng (gần 5 tỷ USD), có chiều dài hơn 39km đi qua các quận 1, 3, 4, 7, 12, Gò vấp, Phú Nhuận và Nhà Bè.

Vị trí quy hoạch cầu Nguyễn Khoái kết nối quận 7 và quận 4.

Vị trí quy hoạch cầu Nguyễn Khoái kết nối quận 7 và quận 4.

Bên cạnh đó, hàng loạt dự án khác như xây dựng cầu Nguyễn Khoái nối dài từ Quận 4 và Quận 7, dự án có tổng chiều dài khoảng 1km trong đó cầu dài 346m, rộng 22,5m. Với tổng mức đầu tư khoảng 1250 tỷ đồng, công trình bắt đầu từ đường D1 khu dân cư Him Lam (quận 7) và điểm cuối là đường Bến Vân Đồn (quận 4), dự kiến khởi công trong năm 2017 và hoàn thành – bàn giao sau 18 tháng.

Dự án khu đô thị gs Metrocity Nhà Bè với quy mô 350 hectare tọa lạc tại 2 xã Phước Kiển, Nhơn Đức sau thời gian dài chờ đợi cũng sẽ được tái khởi động.

Một dự án hạ tầng khác là Dự án xây cầu dây văng Phước Khánh nối huyện Cần Giờ (TP HCM) và huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai). Cầu Phước Khánh thuộc dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, cao 55m, dài 3.1 km với chi phí 3500 tỷ đồng dự kiến hoàn thành trong quý 1/2019.

Dự án cầu Cần Giờ thay thế phà Bình Khánh nối huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ đã được Ủy ban Thành phố chấp thuận cho Công ty Cổ phần đô thị du lịch Cần Giờ nghiên cứu đầu tư.

Cầu Bình Khánh đang trong quá trình xây dựng, nối Nhà Bè và Cần Giờ. Ảnh: TTO.

Cầu Bình Khánh đang trong quá trình xây dựng, nối Nhà Bè và Cần Giờ. Ảnh: TTO.

Cầu Bình Khánh nối Nhà Bè và Cần Giờ nằm trong dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành cũng đang được thi công để dự kiến hoàn thành vào tháng 02/2020. Cao tốc bến Lức – Long Thành khi sẽ là công trình hạ tầng chiến lược kết nối miền Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ mang nhiều ý nghĩa về giao thông, kinh tế.

Đón đầu các thông tin đầy giá trị này, nhiều chủ đầu tư đã có kế hoạch kinh doanh để kịp đón đầu thị trường. Điển hình như Hưng Lộc Phát, đại diện công ty này cho biết từ đầu năm 2018 công ty đã có kế hoạch mở bán dự án The Green Star quận 7. Dù Công ty chưa chính thức mở bán nhưng 100 căn biệt thự, nhà phố đã được khách hàng đặt cọc mua.

Thành phố sẽ áp dụng chính sách phát triển theo cơ chế đặc thù kể từ 15/01/2018. Điều này sẽ giúp cho các cơ quan quản lý của thành phố có nguồn lực và sự tập trung tốt hơn để đầu tư cho cơ sở hạ tầng tại thành phố. Trong bối cảnh đó, khu Nam Sài Gòn với hàng loạt dự án hạ tầng giao thông kể trên sẽ kích thích bất động sản tăng trưởng.

BẤT ĐỘNG SẢN VBCLAND - TRAO GIÁ TRỊ - TRỌN NIỀM TIN

Nhận thông tin dự án
 

Hồ sơ gồm: Bảng tính dòng tiền đầu tư, Bảng giá [New], Chính sách bán hàng [New], Hồ sơ thiết kế, Hợp đồng mua bán,... Tất cả trong 1 lần tải.

Họ và tên *
Số điện thoại *
+
0847708866