The Manor Central Park không chỉ tạo không gian sống chuẩn mực

A9-9555-1626319352

Hầu hết các đại đô thị nổi tiếng thế giới đều bắt nguồn từ sự phát triển của hoạt động giao thương. Ở đâu có kinh tế phát triển, ở đó thu hút đông đảo người dân đến sinh sống. Tiêu biểu phải kể đến những đô thị sầm uất thế giới như Manhattan - "trái tim" thương mại và tài chính của thành phố New York (Mỹ) hay Ginza - biểu tượng giao thương của nước Nhật luôn hấp dẫn cộng đồng doanh nhân, giới thượng lưu tinh hoa khắp thế giới.

Tại Việt Nam, những đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM cũng phát triển theo xu hướng đó. Nhắc đến Hà Nội xưa là nhớ tới 36 phố phường tấp nập, tới Kẻ Chợ nức tiếng một thời. Qua hàng nghìn năm hình thành, phát triển, quá trình giao thương của đất Kinh Kỳ xưa dần trở thành nét văn hóa độc đáo, in đậm trong tâm trí của mỗi người dân.

Ông Nguyễn Quang An năm nay đã 75 tuổi, sống ở Hàng Giày, Hoàn Kiếm. Gần cả cuộc đời chứng kiến sự thay đổi của Hà Nội qua từng giai đoạn lịch sử, ông An ngậm ngùi khi hầu hết những gì làm nên phong vị nức tiếng của một "Hà Nội băm sáu phố phường" từ mái chợ, nếp nhà xưa đến phong thái thanh nhã người Hà thành đang dần bị phủ mờ bởi thời gian. Song, những nét riêng của văn hóa giao thương xưa, theo ông vẫn đậm sâu trong từng góc nhà, ngõ phố.

"Không khí khu phố cổ Hà Nội khác lạ lắm, rõ nhất là không khí buôn bán tấp nập quanh năm chẳng đâu sánh được", ông An chia sẻ.

A1-9594-1625827611 (1)

"Kẻ Chợ" là tên gọi khác của Thăng Long - Hà Nội xưa, mà người phương Tây đến đất này quen gọi từ thế kỷ XVI. Nhiều ghi chép chỉ ra, Thành Đại La xưa là một cái chợ của cả lưu vực sông Hồng. Người dân tứ xứ đến định cư ở đây, đầu tiên cốt để buôn bán và dần dần tụ họp theo phường nghề. Đây cũng là cơ sở để hình thành các "phố Hàng" trên đất Thăng Long - Hà Nội ngày nay.

Giới nghiên cứu cho rằng, chợ ban đầu là nơi bán mua nhưng dần dần trở thành một không gian văn hóa. Chia sẻ với báo giới, Tiến sĩ Trần Hữu Sơn - Viện trưởng viện văn hóa ứng dụng, Phó chủ tịch Hội văn nghệ dân gian Việt Nam từng nhấn mạnh, Thăng Long được gọi là "Kẻ Chợ" bởi có những đặc trưng văn hóa riêng.

Theo đó, thành Thăng Long vốn là nơi ở của vua và các quan, còn phía ngoài thành là nơi ở của dân. Do đó, hầu hết hàng hóa đều bán tại các chợ nơi cửa thành, tạo ra sự giao lưu giữa nội thành - ngoại thành, đô thị - nông thôn, lâu dần hình thành nếp sống đô thị sôi động. Không chỉ nhằm mục đích mua bán, người dân xưa đến chợ còn bởi nhu cầu gặp gỡ, trao đổi thông tin về cuộc sống thường nhật, những câu chuyện bên trong hoàng thành... Tại nhiều không gian chợ còn xuất hiện một số hình thức sinh hoạt văn hóa, điển hình như hát xẩm...

Đi cùng thời gian, Thăng Long qua các thời có đến hàng trăm chợ to nhỏ. Mỗi nơi lại có nét đặc trưng riêng, dần dần hình thành "36 phố Hàng" với văn hóa giao thương độc đáo, hiếm nơi nào có được. Tên mỗi con phố thường mang đặc trưng của một ngành nghề thủ công truyền thống như Hàng Cót, Hàng Chiếu, Hàng Buồm, Hàng Mã, Hàng Hòm, Hàng Quạt, Hàng Gà...

A2-8944-1625741134

Nét khác biệt của "36 phố Hàng" phần nào đến từ tinh thần "buôn có bạn bán có phường" bao đời. Bởi lẽ, một tuyến phố có thể chỉ kinh doanh một ngành hàng nhưng lại không có nhiều sự cạnh tranh. "Buôn bán ở đây là tuyệt đối tin tưởng nhau. Đôi khi không cần vốn cũng bán được, gọi điện là người ta mang đến, ghi sổ, bán xong lấy tiền" - ông Phạm Văn Phú ở phố Hàng Buồm chia sẻ.

Bởi thế, không gian văn hoá giao thương của "36 phố Hàng" được nhắc đến như một giá trị quan trọng đặc biệt làm nên "chất" phố cổ Hà Nội. Trong những hội thảo do Viện Goethe tổ chức trước đây, nhiều chuyên gia người Đức cho rằng, điều hấp dẫn họ nhất ở khu phố cổ chính là một nhịp sống tấp nập, đầy những sắc màu mà họ không thấy ở đâu khác. Không gian giao thương nơi đây nổi bật với những bí quyết riêng, dựa vào chữ tín đa văn hoá; vừa có tính toàn vẹn với mạng lưới tuyến phố chuyên danh.

Dạo một vòng phố cổ, không khó nhận ra muôn hình vạn trạng các hình thức kinh doanh. Từ những nhà thuốc gia truyền vẫn giữ dáng vẻ xưa cũ ở phố Lãn Ông, đến những cửa hàng lưu niệm trên phố Tạ Hiện. Cạnh đó, nhiều quán bar, nhà hàng nhộn nhịp náo nhiệt từ 5 giờ chiều cho đến rạng sáng hôm sau. Những ồn ào của cuộc sống hiện đại gần như chiếm lĩnh không gian giao thương của hàng chục năm trước.

Nếu như trước đây, mỗi số nhà ở khu vực này chỉ là một gia đình, thì nay lại là chốn sinh nhai của nhiều hộ, thậm chí lên đến hàng chục hộ. Trước kia, cả Hàng Bạc chỉ có 5 dòng họ sinh sống, còn giờ đây, mỗi dãy phố lại là tụ tập người từ tứ xứ, bức tranh giao thương nơi phố cũ càng thêm sinh động bởi những sắc màu nêm chặt. Nhiều gia đình đa thế hệ cùng sinh sống dưới một mái nhà chỉ vẻn vẹn vài chục mét vuông.

Theo ông An, thực tế môi trường sống ở phố cổ không còn phù hợp với điều kiện sống của người dân, nhất là trong bối cảnh quỹ đất ngày càng khan hiếm. Trái ngược với không khí kinh doanh sầm uất bên ngoài là không gian sống chật chội, thiếu những tiện ích cơ bản. Do đó, nhiều người quyết định tìm kiếm không gian sống đúng nghĩa.

Tuy nhiên, không ít gia đình như ông An vẫn còn cố bám trụ nơi đây. Không chỉ vì mảnh đất tổ tiên để lại, mà họ còn muốn lưu giữ truyền thống kinh doanh của gia đình. "3 đời nhà tôi đều kiếm sống bằng nghề làm oản bột. Nơi đây cũng làm nên thương hiệu riêng của gia đình. Nếu chuyển đi nơi khác, chúng tôi biết làm gì" - ông An chia sẻ.

Song, các con của ông lại khác, dù tôn trọng bố và truyền thống gia đình, nhưng khao khát được sống trong không gian hiện đại, mà vẫn giữ được nếp nhà, nếp sinh hoạt phố phường xưa khiến họ dành khá nhiều thời gian tìm kiếm giải pháp đáp ứng nhu cầu này.

A4-6497-1625827613

Bài toán không gian sống cho người dân ở khu phố cổ dần trở thành vấn đề cấp bách. Nhiều chính sách, mô hình đã được đưa ra để khuyến khích giãn dân khỏi khu vực trung tâm, tìm kiếm không gian sống mới. Việc phát triển hạ tầng, thay đổi diện mạo đô thị được cả nhà nước và các doanh nghiệp nỗ lực thực hiện thời gian qua đã phần nào giảm tải áp lực nhà ở, giao thông nội đô, tuy nhiên vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của nhiều thế hệ người dân nơi đây.

Với mục tiêu nâng cao chất lượng sống cho người dân Việt Nam, Bitexco đã dành nhiều tâm huyết nghiên cứu, quy hoạch và phát triển khu đô thị The Manor Central Park thành "kỷ nguyên mới của 36 phố phường", trong đó đặt mục tiêu nơi đây không chỉ là không gian sống hiện đại mà vẫn phải gìn giữ được những nét tinh hoa đặc trưng của 36 phố phường.

A5-6892-1625567722

"The Manor Central Park không chỉ tạo không gian sống chuẩn mực, tiện nghi, sang trọng, môi trường lý tưởng cho hoạt động mua bán, kinh doanh, mà còn hướng đến mục tiêu lâu dài và mang giá trị bền vững hơn là xây dựng nền văn hóa giao thương trong cộng đồng, hình thành xu hướng về văn hóa giao thương" - ông Phan Lê Khôi, Giám đốc Marketing Bitexco JSC, đại diện chủ đầu tư cho biết.

Lấy cảm hứng về những "phố Hàng" Hà Nội xưa, chủ đầu tư kiến tạo các dãy nhà phố thương mại với thiết kế thông minh, sang trọng, xây dựng dọc các tuyến phố và đường nội khu rộng rãi. Các sản phẩm nhà phố hiện đại được thiết kế riêng, thể hiện gu thẩm mỹ, phong cách sống của từng khách hàng.

Khác với không gian chật chội ở phố cổ, các căn nhà phố thương mại ở đây được thiết kế rộng rãi, đảm bảo cả hai mục đích là an cư và lạc nghiệp. Các căn được quy hoạch liền nhau, không có tường bao ngăn cách giúp cư dân vừa có không gian riêng tư, vừa giao lưu cộng đồng, tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống, kinh doanh, kế thừa nếp sống tương thân tương ái của người Việt.

Với tầm nhìn kiến tạo khu đô thị mở theo tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng những yêu cầu cao của các thương nhân hiện đại mà vẫn gìn giữ và phát triển văn hóa giao thương đặc trưng của "36 phố Hàng", Bitexco kỳ vọng The Manor Central Park hấp dẫn và thu hút cộng đồng cư dân ưu tú cùng về đây sinh sống, kinh doanh, tạo nên không gian mua sắm, buôn bán sầm uất không kém gì Hà Nội xưa. Ở đó, người bán là những người kinh doanh bằng tâm huyết, đặt chất lượng sản phẩm, dịch vụ lên đầu, dùng uy tín, thương hiệu để bảo chứng cho việc kinh doanh của mình... Còn người mua là chính những người thành đạt trong cộng đồng tinh hoa tại dự án cũng như sinh sống tại các vùng lân cận, có gu riêng đầy tinh tế.

A9-9555-1626319352

"Văn hóa giao thương tại The Manor Central Park không chỉ là bản sắc riêng của cộng đồng kinh doanh, mà hơn thế còn là sự định hình và tạo nên xu hướng kinh doanh văn minh trong cộng đồng đẳng cấp. Đó là tinh thần mà Bitexco hướng đến khi phát triển khu đô thị", đại diện chủ đầu tư chia sẻ.

BẤT ĐỘNG SẢN VBCLAND - TRAO GIÁ TRỊ - TRỌN NIỀM TIN

Nhận thông tin dự án
 

Hồ sơ gồm: Bảng tính dòng tiền đầu tư, Bảng giá [New], Chính sách bán hàng [New], Hồ sơ thiết kế, Hợp đồng mua bán,... Tất cả trong 1 lần tải.

Họ và tên *
Số điện thoại *
+
0847708866