GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN

GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN

Danh mục các Khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên

STT Tên KCN Vị trí KCN Quy mô (Ha)
1 KCN Sông Công I TX. Sông Công (xã Tân Quang) 220
2 KCN Sông Công II TX. Sông Công (xã Tân Quang) 250
3 KCN Nam Phổ yên Huyện Phổ Yên 200
4 KCN Tây Phổ Yên     Huyện Phổ Yên 200
5 KCN Quyết Thắng     TP.Thái nguyên 200
6  KCN Điềm Thuỵ Huyện Phú Bình 350

1. KCN Sông Công I

Được thành lập theo quyết định số 181/1999/QĐ-TTg ngày 01/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc: Thành lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Sông Công I tỉnh Thái Nguyên. Và đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận điều chỉnh từ 320 ha xuống 220 ha tại Văn bản số 1854/TTg-KTN ngày 08/10/2009 về điều chỉnh bổ sung các KCN tỉnh Thái Nguyên tại danh mục các KCN Việt Nam dự kiến ưu tiên thành lập mới và mở rộng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 ban hành kèm theo quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ

– Tên gọi: Khu công nghiệp Sông Công I- tỉnh Thái Nguyên.

– Quy mô diện tích: 220 ha

– Vị trí, địa điểm: Xã Tân Quang thị xã Sông Công

2. Khu Công Nghiệp Sông Công II

Khu công nghiệp Sông công II đã được phê duyệt tại quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp ở Việt nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

– Diện Tích: 250 ha

– Vị trí: phía Bắc xã Tân Quang thị xã Sông Công ( thuộc xóm Bài lài, xóm Tân Mỹ)

– Phía Bắc: giáp xã Tích Lương thành Phố Thái Nguyên

– Phía Đông: giáp đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên (cách 100m)

– Phía Nam: giáp rưộng và khu dân cư xóm Bài Lài xã Tân Quang

– Phía Tây: giáp ruộng và khu dân cư xóm Tân mỹ xã Tân Quang

– Tính chất ngành nghề: các ngành đi-ê-zen, y cụ, phụ tùng, chế biến nông sản thực phẩm, vật liệu xây dựng, may mặc điện tử…

– Nguồn cung cấp điện: Có đường dây 220, 110KV và 35 KV đi sát KCN

– Nguồng cung cấp nước: Theo hệ thống cấp nước từ Nhà máy tích lương dọc Quốc lộ số 3 điểm đấu nối tại Nhà máy nước Tích Lương cự ly từ 2.000 đến 2500 m

3. Khu công nghiệp Nam Phổ Yên

– Sự phù hợp với quy hoạch tổng thể.

Khu công nghiệp Nam Phổ Yên đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại Văn bản số 1854/TTg-KTN ngày 08/10/2009 về điều chỉnh bổ sung các KCN tỉnh Thái Nguyên tại danh mục các KCN Việt Nam dự kiến ưu tiên thành lập mới và mở rộng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 ban hành kèm theo quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ

Khu công nghiệp Nam Phổ Yên được ghi trong Danh mục chương trình, dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư (giai đoạn 2006- 2010) ban hành kèm theo Quyết định số 58/2007/QĐ-TTg ngày 04/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ, Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.

  KCN Nam Phổ Yên được xác định mở rộng quy mô diện tích trên cơ sở 02 KCNN xã Trung Thành;  KCNN Nam Phổ Yên xã Thuận Thành và KCNN Tân Đồng theo Quyết định số 88/2004/QĐ- UB ngày 13/01/2004 về việc Phê duyệt phương án quy hoạch chung các KCNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

– Tên gọi: Khu công nghiệp Nam Phổ Yên- tỉnh Thái Nguyên.

– Quy mô diện tích: 200 ha.

– Vị trí, địa điểm: Nằm ở phía nam huyện Phổ Yên, giáp huyện Sóc Sơn thủ đô Hà Nội – cách sân bay Nội Bài 25 km, gồm các khu sau:

* Khu A: Thuộc xã Trung Thành – diện tích khoảng 50 ha được xác định trên cơ sở KCNN Trung Thành.

* Khu B: Thuộc xã Thuận Thành – diện tích khoảng 100 ha được xác định trên cơ sở (bao gồm diện tích của các doanh nghiệp: CTy CP Quân Thành; CTy CP thực phẩm đồ uống Vĩnh Phúc, Cty Cổ phần PRIME Phổ Yên, Cty CP Xuân Kiên (VINAXUKI).

* Khu C: Thuộc xã Trung Thành – diện tích khoảng 50 ha được xác định trên cơ sở KCNN Trung Thành.

– Chủ đầu tư: Khu công nghiệp Nam Phổ yên đã có 2 doanh nghiệp đăng ký thực hiện đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp cụ thể như sau:

+ Công ty TNHH đầu tư phát triển hạ tầng Lệ Trạch (Đài loan): Đầu tư vào khu A (diện tích 50 ha) và khu C (diện tích 50 ha).

+ Công ty TNHH Xuân Kiên – VINAXUKI: Đầu tư vào khu B (diện tích 40 ha trong số 100 ha của khu này).

Hiện nay chủ đầu tư đang tiến hành GPMB và san lấp mặt bằng

 – Tính chất ngành nghề KCN: Lắp ráp Ôtô, cơ khí, điện tử, Chế biến thực phẩm, đồ uống; giết mổ gia súc, gia cầm; chế biến thức ăn nhanh; hoá dược; dụng cụ y tế; dụng cụ thú y; dệt may, da giầy, thủ công mỹ nghệ; chiết nạp gas; cấu kiện bê tông, sản xuất VLXD.

– Hạ tầng kỹ thuật của KCN Nam Phổ Yên:

Vị trí xác định Quy hoạch KCN Nam Phổ Yên là vị trí có nhiều thuận lợi nằm gần trục quốc lộ số 3 và điểm đấu nối đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, gần cụm cảng Đa phúc, gần Cảng hàng không quốc tế Nội Bài hệ thống điện lưới quốc gia; nguồn cung cấp nước là Sông Công (sát KCN) đồng thời là nơi thoát nước thải sau khi đã được xử lý.

4. Khu công nghiệp Tây Phổ Yên

– Sự phù hợp với quy hoạch tổng thể:

Khu công nghiệp Tây Phổ Yên đã được Thủ tướng Chính phủ  chấp thuận tại Văn bản số 1854/TTg-KTN ngày 08/10/2009 về điều chỉnh bổ sung các KCN tỉnh Thái Nguyên tại danh mục các KCN Việt Nam dự kiến ưu tiên thành lập mới và mở rộng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 ban hành kèm theo quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ

Đây là khu vực mới được xác định thành lập KCN, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có văn bản thoả thuận và cho phép lập hồ sơ QHCT Khu công nghiệp – công nghệ cao.

– Tên gọi: Khu công nghiệp công nghệ cao Tây Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên.

– Quy mô diện tích: 200 ha.

– Vị trí: Thuộc xã Minh Đức, Đắc Sơn, Vạn Phái huyện Phổ Yên.

– Tính chất ngành nghề KCN: Thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao, sản xuất phụ tùng ôtô, lắp ráp ôtô, công nghiệp quốc phòng…

– Hạ tầng kỹ thuật KCN:

Đây là KCN nằm phía Tây huyện Phổ Yên cách khu đông dân. Có hệ thống điện lưới Quốc gia đi qua; đường tỉnh lộ 261 tỉnh Thái Nguyên đã và đang thi công tuyến đường liên huyện.Phổ yên- Đại từ- Định hoá. Với diện tích gần 500 ha nhà đầu tư sẽ có đủ diện tích thi công đầy đủ các công trình H.T.K.T phục vụ KCN một cách độc lập: Cấp điện, cấp nước, thoát nước, nhà máy XLNT và các công trình: Nhà ở cho công nhân và các công trình hạ tầng xã hội khác phục vụ KCN cũng như dân cư lân cận.

5. Khu công nghiệp Điềm Thuỵ ( huyện Phú Bình)

– Sự phù hợp với Quy hoạch tổng thể:

Khu công nghiệp Điềm Thuỵ đã đượcThủ tướng Chính phủ chấp thuận tại Văn bản số 1854/TTg-KTN ngày 08/10/2009 về điều chỉnh bổ sung các KCN tỉnh Thái Nguyên tại danh mục các KCN Việt Nam dự kiến ưu tiên thành lập mới và mở rộng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 ban hành kèm theo quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ

Khu công nghiệp Điềm Thuỵ được ghi trong Danh mục chương trình dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư ( giai đoạn 2006- 2010) ban hành kèm theo Quyết định số 58/2007/QĐ-TTg ngày 04/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.

– Tên gọi: Khu công nghiệp Điềm Thuỵ – tỉnh Thái Nguyên.

– Quy mô Diện Tích: 350 ha trong đó

– Vị trí: xã Điềm Thuỵ, xã Thượng Đình huyện Phú Bình và xã Hồng Tiến huyện Phổ Yên

+ Phía Bắc: giáp kênh N17 xã Thượng Đình

+ Phía Đông: Giáp sông Cầu địa phận xã Nhã Lộng, Xuân Phương

+ Phía Nam: giáp ranh giới quy hoạch KCN, Đô thị Yên Bình

+ Phía Tây: giáp đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên và Quốc lộ 3

– Chủ đầu tư: Công ty cổ phần đầu tư Châu A – Thái bình dương ( APEC Investment) đã được UBND tỉnh Thái Nguyên chấp thuận tại Văn bản số 2092/UBND-TH ngày 30/12/2008 về việc chấp thuận mở rộng quy hoạch dự án KCN Điềm Thuỵ huyện Phú Bình.

– Những lợi thế phát triển Hạ tầng kỹ thuật của KCN Điềm Thuỵ:

Khu công nghiệp Điềm Thuỵ được xác định vị trí cách Khu công nghiệp Sông Công I khoảng 3 km, như vậy việc kết nối hệ thống cấp điện, cấp nước với KCN Sông công I là rất thuận lợi. Hiện nay UBND tỉnhThái Nguyên đã và đang thi công đường giao thông liên huyện nối UBND huyện Phú bình với Quốc lộ 3 mới, Quốc lộ 3 cũ và sang thị xã Sông Công.

– Tính chất ngành nghề: Các ngành công nghiệp luyện kim, cơ khí, chế tạo máy, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp ôtô, công nghiệp điện tử, công nghiệp phần mềm

– Nguồng cung cấp nước: Nhà máy nước Sông Công

– Tiêu thoát nước: Hướng tiêu thoát nước ra hệ thống sông Cầu

6 . Khu công nghiệp Quyết Thắng

Khu công nghiệp Quyết Thắng đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại Văn bản số 1854/TTg-KTN ngày 08/10/2009 về điều chỉnh bổ sung các KCN tỉnh Thái Nguyên tại danh mục các KCN Việt Nam dự kiến ưu tiên thành lập mới và mở rộng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 ban hành kèm theo quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ

– Vị trí: xã Quyết Thắng thành phố Thái Nguyên

– Quy mô: 200 ha

– Tính chất ngành nghề KCN: ưu tiên các ngành nghề sản xuất thiết bị điện, điện tử, công nghệ thông tin, khu vườn ươm công nghệ.

– Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thương mại và đầu tư Hoàn Việt đã được UBND tỉnh chấp thuận tại Văn bản số 358/UBND-TH ngày 13/3/2008 về việc cho phép lập QHCT dự án đầu tư KCN công nghệ cao tại xã Quyết Thắng Thành phố TháI Nguyên.

– Lợi thế cho phát triển KCN:

+ Gần đường Thái nguyên đi Hồ núi cốc; gần trường Đại học Thái Nguyên và đại học Việt Bắc, thưa dân cư đất khu vực quy hoạch chủ yếu là đất bạc màu.

* Cấp điện cho KCN:

+ Phía tây thành phố trong đó có KCN Quyết Thắng được cấp điện từ trạm 110 KV Thịnh Đán đồng thời được hỗ trợ công suất từ trạm 110KV/35KV/22KV Lưu Xá

+ Khu vực quy hoạch KCN có tuyến 22 KV từ trạm 110 KV Thịnh Đán đi Hồ Núi Cốc.Do vây nguồn cấp điện cho KCN được cấp từ tuyến 22 KV từ trạm 110 Thịnh Đán đi Núi cốc.

* Cấp nước cho KCN:

+ Gần hệ thống mương thuỷ lợi Hồ Núi Cốc nên rất thuận tiện việc cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp và nước sinh hoạt gần Nhà máy nước Túc Duyên có công suất thiết kế 10.000 m3/ngày đêm

* Vệ sinh môi trường:

+ Gần khu xử lý rác của Thành phố nên việc xử lý chất thải thuận tiện

BẤT ĐỘNG SẢN VBCLAND - TRAO GIÁ TRỊ - TRỌN NIỀM TIN

Nhận thông tin dự án
 

Hồ sơ gồm: Bảng tính dòng tiền đầu tư, Bảng giá [New], Chính sách bán hàng [New], Hồ sơ thiết kế, Hợp đồng mua bán,... Tất cả trong 1 lần tải.

Họ và tên *
Số điện thoại *
+
0847708866